Luận thuyết Xét xử động vật

Theo Giáo hội thời kỳ Trung Cổ thì thú vật dễ bị cái xấucái ác (quỹ Satan, ác quỹ, hung thần) tiêm nhiễm, xúi giục thực hiện hành vi độc ác và hắc ám, nếu không được xử lý sẽ thu hút quỷ dữ và làm tổn hại tới cộng đoàn. Việc đưa con vật ra xét xử là nhằm mục đích ngăn chặn tà ác nên cần được thực hiện nghiêm túc, đúng thủ tục tố tụng như con người. Các bị cáo là động vật vẫn phải xuất hiện trước cả tòa án giáo hội và thế tục dù chúng chẵng hiểu chuyện gì, và các tội danh chống lại nhà thờ và thế tục sẽ có mức hình phạt dao động từ khung tội giết người đến những không tội gây thiệt hại cấu thành tội hình sự (phá hoại). Các nhân chứngcon người thường được dự khán và phát biểu tại các tòa án giáo hội (điều này không diễn ra ở các tòa án thế tục).

Về phương diện pháp lý, đối với các động vật, chúng chỉ làm theo bản năng, tập tính, hoặc theo thói quen, theo mệnh lệnh mà không có ý thức rõ ràng cho nên sẽ thiếu yếu tố cấu thành tội phạm, do đó việc xét xử cũng không mang ý nghĩa. Kỷ lục sớm nhất còn tồn tại về một phiên tòa xét xử động vật là vụ hành quyết một con lợn vào năm 1266 tại Fontenay-aux-Roses, những phiên tòa như vậy vẫn là một phần của một số hệ thống pháp luật châu Âu cho đến thế kỷ XVIII, một số phiên tòa xét xử động vật diễn ra như lợn giết người, gà trống đẻ trứng và có con vật bị xử tử vì tội ác gây ra. Nhiều trường hợp trong số này được EP Evans viết trong cuốn sách có tựa đề "The Criminal Prosecution and Capital Punishment of Animals".

Tới thời kỳ Khai sáng, triết gia René Descartes lập luận rằng loài vật chỉ biết phản ứng theo bản năng sinh học, không có khả năng tự quyết đạo đức nên việc đưa chúng ra xét xử là vô nghĩa. Các phiên tòa xét xử con vật dần đi vào quên lãng. Vào năm 1871, Charles Darwin phát hiện ra loài vật có bản năng xã hội rõ rệt, chắc chắn chúng sẽ hình thành ý thức đạo đức hoặc lương tâm. Dù đối lập với René Descartes, tư tưởng này không được coi là căn cứ giúp các phiên tòa xét xử loài vật tái xuất hiện. Người dân thời kỳ này không còn sợ hãi cái xấu mơ hồ như trước, họ càng ý thức được cần phải đối xử nhân đạo với loài vật và từ đó, nhiều đạo luật chống lại hành vi ngược đãi động vật dần được ban hành.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xét xử động vật http://www.animallaw.info/journals/jo_pdf/lralvol9... http://www.animalsandsociety.org/assets/library/27... //dx.doi.org/10.1093%2Fpast%2F110.1.6 http://www.humphrey.org.uk/papers/2002Bugs&Beasts.... http://bongdaplus.vn/tin-tuc/bong-da-cuoc-song/bie... https://books.google.com/books?id=AFL7O5nj0bUC&pg=... https://vnexpress.net/nhung-phien-toa-nguoc-doi-ph... https://web.archive.org/web/20070629062204/http://... https://web.archive.org/web/20110610163342/http://... https://web.archive.org/web/20110727122106/http://...